Top 5 nghề nghiệp hot nhất ngành kỹ thuật cơ khí 2023

 Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), tính đến 2022, ước tính Việt Nam có khoảng 25.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành kỹ thuật cơ khí, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Điểm sáng của ngành kỹ thuật cơ khí trong năm 2022 đó là ngành đã nâng cao đáng kể tỷ lệ nội địa hóa, từng bước làm chủ kỹ thuật thiết kế và chế tạo. Tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm giảm và được thay thế bằng những sản phẩm do nội địa sản xuất.

MỤC LỤC

 Ngành kỹ thuật cơ khí là gì?

 Ngành kỹ thuật cơ khí có tiềm lực như thế nào?  

Top 5 nghề nghiệp triển vọng ngành kỹ thuật cơ khí

Bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật cơ khí?

Mức lương ngành kỹ thuật cơ khí

Suy thoái kinh tế 2023 ảnh hưởng thế nào đến ngành kỹ thuật cơ khí?   

Ngành kỹ thuật cơ khí là gì?

Ngành kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.  Những nguyên lý điển hình nhất được áp dụng trong cơ khí là nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng. Từ những nguyên lý này, các bản thiết kế, vận hành và sản xuất máy móc ra đời.

Ngành kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc


Ngành kỹ thuật cơ khí của Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất ở 3 lĩnh vực: sản xuất xe máy; sản xuất máy móc công - nông nghiệp; sản xuất ô tô.

Ngành kỹ thuật cơ khí có tiềm lực như thế nào?

Có nhiều ý kiến cho rằng, thời đại này dành cho công nghệ và những ngành công nghiệp không khói. Vậy ngành kỹ thuật cơ khí đang đứng ở đâu?

Vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiềm lực kinh tế và quốc phòng

Thực tế, cơ khí chế tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành công nghiệp rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nếu không phát triển ngành kỹ thuật cơ khí, chúng ta sẽ chỉ có thể làm thuê cho nước ngoài với tiền công rẻ mạt, hạn chế tiềm lực kinh tế, quốc phòng.
 

Ngành kỹ thuật cơ khí ngành công nghiệp rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân


Các sản phẩm cơ khí xuất hiện khắp nơi trong đời sống của chúng ta, ngay cả khi chúng ta không nhận ra. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, sản phẩm cơ khí là những chiếc kim khâu, đinh vít, máy cắt cỏ,...Trong lao động sản xuất, các sản phẩm cơ khí như máy khâu, máy gia công, máy vận chuyển, máy đào,...là những phương tiện hỗ trợ đắc lực để nâng cao hiệu quả công việc. Có thể nói, ngành kỹ thuật cơ khí là điều kiện tiên quyết trong việc hỗ trợ sản xuất trong mọi ngành nghề khác. Nếu không có sự giúp sức của sản phẩm cơ khí, hiệu quả lao động sản xuất sẽ bị kéo tụt lại, ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất và kinh tế nước nhà.

Có thể thấy, kỹ thuật cơ khí được coi là một ngành phụ trợ cho các ngành nghề khác. Nhưng nếu không có sự bổ trợ này, năng suất lao động sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Bởi vậy, kỹ thuật cơ khí vẫn giữ vững vai trò là cơ sở phát triển cho nền kinh tế quốc dân.

Nhưng tình hình sản xuất hiện tại chỉ đáp ứng ⅓ nhu cầu thị trường trong nước…

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường cơ khí của Việt Nam từ nay đến năm 2030 có thể đạt hơn 300 tỷ USD. Nhưng hiện nay ngành kỹ thuật cơ khí Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng gần 1/3 nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước. Hiện nay, Việt Nam ký kết rất nhiều hiệp định thương mại, mới đây nhất là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP, đã mở rộng cơ hội xuất khẩu sản phẩm trong nước. Điều này khiến ngành kỹ thuật cơ khí không chỉ sở hữu thị trường tiêu thụ nội địa mà còn có cơ hội chinh phục thị trường nước ngoài.

Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng gần 1/3 nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước


Tất cả những điều trên khiến ngành công nghiệp cơ khí không ngừng tìm kiếm, bổ sung nguồn lao động mới để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và phát triển.

Top 5 nghề nghiệp triển vọng ngành kỹ thuật cơ khí

Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Điều này mở ra cơ hội việc làm lớn đối với người lao động. Dưới đây là 5 nghề nghiệp được đánh giá có triển vọng lớn trong ngành kỹ thuật cơ khí.

Lập trình & vận hành máy CNC

CNC là viết tắt của Computer Numerical Control  chỉ các loại máy được điều khiển bằng máy tính. Lập trình CNC là việc phát triển mã/chuỗi mã hoặc chương trình hướng dẫn để máy tính vận hành máy CNC. Đầu tiên, lập trình viên CNC cần nghiên cứu các đặc điểm kỹ thuật của máy, sau đó nhập những chỉ dẫn đã được mã hóa vào máy tính. Máy tính sẽ gửi các hướng dẫn này đến máy CNC và giúp nó vận hành. 
 

Lập trình và vận hành máy CNC


Máy CNC thường là các máy cơ giới như máy nghiền, bộ định tuyến, máy mài hoặc máy tiện. Máy tính điều khiển chuyển động của máy CNC, giúp chúng cắt hoặc mài vật liệu theo những đường liền mạch và chính xác. Trong ngành kỹ thuật cơ khí, chắc chúng ta không còn xa lạ với hình ảnh máy cắt thủy tinh theo những đường thẳng, cong một cách mượt mà, chính xác; máy mài đá thành những tạo hình đẹp mắt với những đường cắt xẻ phức tạp. Đó là những đường cắt hoàn hảo mà con người khó có thể làm thủ công.

Bên cạnh đó, máy CNC là là phương tiện đắc lực giúp nâng cao năng suất lao động trong ngành kỹ thuật cơ khí. Mọi nhà máy đều cần máy CNC để đồng bộ chu trình sản xuất hàng loạt, cho ra những sản phẩm hoàn thiện nhất trong thời gian nhanh nhất. Theo đó, vai trò của lập trình viên và vận hành máy CNC càng trở nên quan trọng.

Kỹ sư chế tạo 

Kỹ sư chế tạo - Manufacture Design Engineer là những người áp dụng các nguyên tắc vật lý và kỹ thuật để thiết kế nên những hệ thống và thiết bị cơ khí. Họ tiến hành nghiên cứu kỹ thuật, sử dụng phần mềm để lập kế hoạch và thiết kế hệ thống cơ khí, phát triển nguyên mẫu và tiến hành thử nghiệm trên nhiều loại máy móc cơ khí. Kỹ sư chế tạo cũng xây dựng các nguyên mẫu để thử nghiệm và đo lường chức năng. Họ thường phối hợp với các kỹ sư khác cũng như các nhóm chế tạo để hoàn thiện công việc.
 

Kỹ sư chế tạo cơ khí


Công việc chính của kỹ sư chế tạo bao gồm:

  • Thiết kế các hệ thống cơ khí: Sử dụng các phần mềm thiết kế để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật và xác định yêu cầu kỹ thuật cho các sản phẩm.
  • Chế tạo các hệ thống cơ khí: Sử dụng các công cụ và thiết bị để chế tạo các bộ phận cơ khí trong các sản phẩm.
  • Đánh giá hiệu suất của các hệ thống cơ khí: Thực hiện các kiểm tra và đo lường để đánh giá hiệu suất của các hệ thống cơ khí.
  • Tư vấn về các giải pháp kỹ thuật: Cung cấp các lời khuyên và giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề cơ khí.
  • Tìm kiếm và áp dụng các công nghệ mới: Tìm kiếm và khám phá các công nghệ mới để cải tiến các hệ thống cơ khí hiện có.

Kỹ sư chế tạo là một công việc đang rất hot trong ngành kỹ thuật cơ khí. Các doanh nghiệp thường có nhu cầu tuyển dụng rất cao tại vị trí này. Đây là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trong ngành.

Kỹ sư quy trình (PE)

Kỹ sư quy trình - Process Engineer (PE) là một chuyên gia thiết kế, triển khai và tối ưu hóa các quy trình công nghiệp trong ngành sản xuất. Kỹ sư quy trình vận dụng các nguyên tắc toán học và vật lý để phục vụ công việc.

Chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa kỹ sư chế tạo và kỹ sư quy trình trong ngành kỹ thuật cơ khí. Các kỹ sư sản xuất và chế tạo làm việc trong lĩnh vực sản xuất rời rạc, bao gồm các nhiệm vụ như gia công, lắp ráp và tán các bộ phận thành sản phẩm hoàn chỉnh, điển hình là trong một dây chuyền lắp ráp. Các kỹ sư quy trình làm việc trong quy trình sản xuất liên tục. Quy trình sản xuất là sự kết hợp chặt chẽ các công đoạn khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng, và kỹ sư quy trình chịu trách nhiệm cho hiệu quả của quy trình này.
 

Kỹ sư quy trình


Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí sẽ tuyển dụng một vị trí đảm nhận kết hợp cả hai công việc của kỹ sư quy trình và kỹ sư chế tạo.

Các công việc chính của kỹ sư quy trình bao gồm:

  • Xác định quy trình sản xuất hiện tại: Phân tích các quy trình sản xuất hiện tại và xác định các vấn đề cần được giải quyết.
  • Thiết kế quy trình sản xuất mới: Sử dụng các phần mềm thiết kế và công nghệ thông tin để tạo ra các quy trình sản xuất mới và hiệu quả hơn.
  • Tư vấn về các giải pháp kỹ thuật: Cung cấp lời khuyên và giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất.
  • Thực hiện các kiểm tra và đo lường: Thực hiện các kiểm tra và đo lường để đánh giá hiệu suất của các quy trình sản xuất.

Kỹ sư quản lý chất lượng (QE)

Kỹ sư quản lý chất lượng, tên tiếng anh là Quality Control Engineer, chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các sản phẩm trong công ty của họ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra. Nhiệm vụ điển hình của kỹ sư quản lý chất lượng là đánh giá quy trình sản xuất, tạo quy trình kiểm tra sản xuất mới, thử nghiệm sản phẩm và báo cáo kết quả. Là một kỹ sư quản lý chất lượng ngành kỹ thuật cơ khí, bạn cũng cần đảm bảo rằng tổ chức đáp ứng tất cả các quy định đất nước và tiêu chuẩn ngành. 
 

Kỹ sư quản lý chất lượng


Các công việc chính của kỹ sư quản lý chất lượng bao gồm:

  • Xác định các yêu cầu về chất lượng: Phân tích các yêu cầu về chất lượng từ khách hàng và các quy định có liên quan để xác định những yêu cầu cần được đáp ứng.
  • Thiết kế các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng: Sử dụng các phần mềm thiết kế và công nghệ thông tin để tạo ra các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp.
  • Thực hiện các kiểm tra và đo lường: Thực hiện các kiểm tra và đo lường để đánh giá chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.

Kỹ sư bảo trì (ME)

Kỹ sư bảo trì - Maintenance Engineer chịu trách nhiệm tối ưu hóa, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị để giúp thiết bị hoạt động tốt nhất trong thời gian dài. Kỹ sư bảo trì cần có kiến thức khá rộng để có thể tìm được những lỗi phức tạp trên hệ thống, thiết bị. Mục đích của kỹ thuật bảo trì là giữ cho nhà máy hoạt động hiệu quả nhất có thể với càng ít sự cố càng tốt. Trong ngành kỹ thuật cơ khí, kỹ sư bảo trì ngày càng trở nên quan trọng khi công nghệ đóng vai trò chủ lực trong sản xuất. 

Kỹ sư bảo trì


Các công việc chính của kỹ sư bảo trì cơ khí bao gồm:

  • Giám sát việc bảo trì sản xuất và thiết bị điện
  • Duy trì lịch bảo trì cơ sở vật chất
  • Thực hiện và giám sát các sửa chữa liên quan đến bảo trì
  • Duy trì thiết bị và vật tư để đảm bảo hoạt động an toàn của cơ sở
  • Kiểm tra và khắc phục sự cố thiết bị
  • Đảm bảo tất cả các thiết bị được bảo trì đúng cách
  • Xem xét các đơn đặt hàng công việc hàng ngày và cung cấp báo cáo

Bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật cơ khí?

Môi trường làm việc ngành kỹ thuật cơ khí khá vất vả và khắc nghiệt, nhưng không hề thiếu không gian và cơ hội để bạn phát triển kỹ năng cá nhân và thăng tiến trong công việc. Bạn tự hỏi liệu bạn có phù hợp với ngành này và bạn còn thiếu những phẩm chất nào để đi xa hơn nữa trong ngành? Vậy hãy cùng GreenMed điểm qua một số phẩm chất được nhà tuyển dụng đánh giá là cốt lõi đối với một nhân lực chất lượng cao.

Tư duy logic tốt

Các kỹ sư trong ngành kỹ thuật cơ khí thường xuyên phải sử dụng toán học để giải quyết vấn đề. Các kỹ năng toán học cần thiết trong kỹ thuật cơ khí bao gồm tính toán và thống kê. Kỹ sư phải thành thạo trong việc áp dụng các kỹ năng này để phân tích các vấn đề và thiết kế các giải pháp. Tư duy logic giúp kỹ sư cơ khí có khả năng phân tích các hệ thống kỹ thuật và các hệ thống cơ khí, để tìm ra những yếu tố cần được cải thiện hoặc thay đổi để tăng hiệu suất hoặc giảm thiểu các sự cố. Tư duy logic cũng giúp kỹ sư cơ khí dễ dàng hơn trong việc đọc và hiểu các vẽ kỹ thuật và các bản vẽ cơ khí, và có thể tự mình thiết kế các bản vẽ kỹ thuật mới theo yêu cầu của dự án.
 

Các kỹ sư trong ngành kỹ thuật cơ khí cần tư duy logic tốt


Nếu bạn là một người có thế mạnh về tư duy toán học, ngành kỹ thuật cơ khí sẽ phù hợp với bạn.

Sáng tạo

Đây là phẩm chất cực kỳ quan trọng đối với kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí. Kỹ thuật cơ khí đòi hỏi khả năng phát triển và thiết kế các thiết bị, không ngừng tối ưu hóa hiệu quả thiết bị bằng những chức năng mới thuận tiện cho người dùng. Việc phát minh ra các sản phẩm đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo, cũng như việc tìm ra cách hoàn thiện các dự án trong thời gian quy định cũng là thách thức.

Khả năng tập trung cao độ và cẩn trọng 

Trong môi trường sản xuất công nghiệp, mỗi khâu sản xuất là một mắt xích quan trọng. Chỉ một mắt xích có lỗi sẽ kéo theo cả quy trình bị thiệt hại. Chính vì vậy, kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí cần có sự tập trung cao độ khi thực hiện thiết kế, chế tạo cũng như bảo trì, vận hành máy móc.

Đặc biệt, họ cần rèn luyện tính cầu toàn, cẩn trọng khi làm việc để đảm bảo sẽ không có sự cố phát sinh gây thiệt hại về người và của. Tính cẩn trọng giúp kỹ sư có khả năng quan sát và đánh giá các rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện dự án. Từ đó, họ sẽ đưa ra các biện pháp phòng ngừa hoặc giải quyết các vấn đề. Tính cẩn trọng cũng giúp kỹ sư cơ khí có khả năng theo dõi và điều chỉnh các quy trình công việc để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án. 

Làm việc nhóm

Hầu hết các ngành nghề thời đại ngày nay đều cần kỹ năng làm việc nhóm. Ngành kỹ thuật cơ khí cũng không ngoại lệ, thậm chí nó còn là một yếu tố mang tính quyết định sự thành bại của một dự án, một dây chuyền sản xuất. Hầu hết các kỹ sư làm việc như một phần của nhóm, vì vậy khả năng cộng tác của bạn với các kỹ sư khác và các thành viên khác trong tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong thành công của bạn trong tổ chức đó. 
 

Ngành kỹ thuật cơ khí yêu cầu khả năng làm việc nhóm cao

Sự tò mò của trí tuệ

Có lẽ yếu tố thành công quan trọng nhất với tư cách là một kỹ sư cơ khí là sự khao khát kiến ​​thức và hiểu biết sâu sắc. Các kỹ sư thành công nhất không ngừng nỗ lực học hỏi thêm và nâng cao kỹ năng của họ. Công nghệ luôn phát triển và đổi mới từng ngày. Nếu các kỹ sư không ngừng học hỏi và cập nhật điều mới, họ sẽ không thể làm chủ được máy móc và thậm chí còn bị chính công nghệ và máy móc thế chỗ.

Chính vì vậy, kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí phải học hỏi không ngừng để làm chủ công nghệ và thiết bị do chính họ chế tạo và vận hành, giữ vững quyền kiểm soát của họ đối với công nghệ.

Mức lương ngành kỹ thuật cơ khí

Tại Việt Nam, mức lương của kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí nằm ở mức khá cao, dao động từ 6 triệu đến 30 triệu, thậm chí lên đến 50 triệu tùy thuộc vào kinh nghiệm và vai trò trong tổ chức. Theo đó:

  • Lương kỹ sư mới ra trường dưới 1 năm kinh nghiệm ước tính khoảng từ 6-8 triệu đồng/tháng
  • Lương của kỹ sư đã có từ trên 1 năm đến 3 năm kinh nghiệm rơi vào khoảng 10 - 15 triệu đồng
  • Đối với kỹ sư có kinh nghiệm làm việc từ trên 3 năm đến 5 năm sẽ có mức lương từ 15 - 30 triệu đồng

Mức lương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty, lĩnh vực sản xuất cũng như năng lực chính bản thân bạn. Nếu bạn có một nền móng chuyên môn vững chắc thì có thể thỏa thuận mức lương cao hơn với mức lương mà chúng tôi ước tính phụ thuộc vào kinh nghiệm như trên.

Suy thoái kinh tế 2023 ảnh hưởng thế nào đến ngành kỹ thuật cơ khí?

GreenMed đã điểm qua 5 nghề nghiệp cực hot trong ngành kỹ thuật cơ khí năm 2023. Đây cũng là 5 lực lượng lao động đóng vai trò cốt lõi trong dây chuyền sản xuất. 

Trong năm 2023, khi suy thoái kinh tế được dự đoán có dấu hiệu leo thang hơn nữa, không một ngành nghề nào hoàn toàn miễn nhiễm với cơn bão suy thoái này. Đặc biệt, ngành sản xuất bị đánh giá là một trong 5 ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đối với hàng hóa giảm và mức tồn kho tăng, cũng như chi phí năng lượng cao hơn, sẽ khiến ngành sản xuất bị sụt giảm. Một ví dụ cụ thể nhất đó là Đức. Do thiếu hụt nguồn cung khí tự nhiên, lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế lớn nhất châu u đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngành kỹ thuật cơ khí bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế


Năm 2023 sẽ là một năm khó khăn và ngành kỹ thuật cơ khí cũng sẽ hứng chịu ảnh hưởng ở nhiều mặt. Đây cũng được coi là một đợt “thanh lọc” nhân sự chất lượng cao. Chính vì vậy, mỗi người lao động trong ngành cần chủ động nâng cao kỹ năng và tay nghề để ứng phó với “cơn bão” kinh tế sắp tới. 

Biên soạn: GreenMed - An Toàn Lao Động

0367808008 Facebook: http://Zalo: 0367808008